Cập nhật: 21:21, 5/10/2019
22729 lượt đọc

Giáo án: cảm xúc Vui- buồn

GIÁO ÁN

Tên hoạt động: Nhận biết  “Bé với cảm xúc  vui,  buồn’

Lĩnh vực phát triển: Nhận thức

Chủ đề: Bản thân

Độ tuổi: 4- 5 tuổi

Người soạn: Vũ Thị Huyền

Địa điểm: Lớp 4 tuổi A - Trường mầm non Thanh Minh

I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết, phân biệt trạng thái cảm xúc vui, buồn qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói (bản thân, bạn, cô giáo).

- Biết khi nào thể hiện cảm xúc vui, buồn và biết đón nhận, đáp lại cảm xúc vui, buồn của mình phù hợp với mọi người phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Kỹ năng

- Phát triển có kỹ năng thể hiện biểu lộ, bày tỏ cảm xúc tích cực.

- Thân thiện, vui vẻ, đoàn kết với các bạn

3. Thái độ

Giáo dục trẻ sống vui vẻ, luôn cười tươi và biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.

 II. Chuẩn bị

- Lớp học sạch sẽ thoáng mát

- Nhạc bài hát: “Nụ cười xinh”, Vui đến trường, trường của cháu là trường mầm non, khuôn mặt cười,

- Bài thơ “Tình bạn”

- Hình ảnh bé với mặt cảm xúc: Vui vẻ

- Hình ảnh bé với cảm xúc buồn.

- Hình ảnh bé vui, bé vui hơn, bé rất vui.

- Hình ảnh bé hơi buồn, bé buồn, bé rất buồn.

- 4 hộp quà tặng cho các đội.

- Máy tính, máy chiếu, loa có nội dung phục vụ tiết dạy.

III.Tổ chức hoạt động

1. Gây hứng thú vào bài.

- Các con ơi!Chúng mình vào lớp rồi, chúng mình cùng hát nha…..

- Cô và trẻ cùng nhau nhún nhảy theo bài hát: “Nụ cười xinh”

- Cô hỏi trẻ:

+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Các con cảm thấy như thế nào khi vừa nhún nhảy theo bài hát?

+ Vui vẻ thì chúng mình sẽ thế nào nhỉ?

+ Chúng mình cười tươi cô xem nào?

+ Trái với vui vẻ là gì nhỉ? Là buồn

+ Chúng mình hãy thể hiện cảm xúc buồn xem nào?

2. Bài mới:  Tìm hiểu về các cảm xúc

a. Nhận biết cảm xúc vui- buồn.

- Cô đưa ra hình ảnh em bé cười

+ Em bé đang thể hiện niềm vui ntn? Cười rất tươi/ cười trong niềm vui.

+Các con quan sát khuôn mặt bé  đang cười thấy  thế nào? ( Mắt: hơi híp, nheo. Miệng thì mở ra, mắt sáng, cơ mặt thì giãn ra)

+ Khi nào các có cảm giác thấy mình rất vui?

+ Khi cười vui vẻ các con thể hiện giọng nói, cử chỉ  như thế nào? Nói to, nhanh, rõ ràng và có cử chỉ đáng yêu, dễ mến.

+ Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ 3 khuôn mặt: Rất vui, vui, mỉm cười ( giơ từng tranh: nói tên khuông mặt, thể hiện cười giống tranh)

- Cô đưa ra hình ảnh em bé buồn

+ Lúc này mặt em bé như thế nào nhỉ? ( Mắt hơi cụp xuống, Đầu hơi cúi, mặt xị ra, miệng không cười)

+ Khi buồn các con thể hiện giọng nói như thế nào? Nói nhỏ lí nhí, nói chậm

+ Bạn nào kể cho cô và các bạn nghe mình có cảm xúc buồn chưa? Tại sao buồn?

Cảm xác buồn diễn ra khi nào?   Khi bị ốm mệt, bị mắng, chưa ngoan....

+Khi thấy bạn buồn? Thì chúng ta phải làm gì? Hỏi bạn! Chơi với bạn...

+ Cho trẻ quan sát 2 khuôn mặt buồn: Buồn – khóc, hơi buồn ( nói tên, thể hiện giả cảm xúc rất buồn, hơi buồn).

- Cô thể hiện cảm xúc vui- buồn trên khuôn mặt cho trẻ quan sát .

Giáo dục: Cô  thấy hôm nay bạn nào cũng học giỏi , vui tươi và thoải mái, cô mong muốn các con hãy luôn sống vui vẻ, mỉm miệng cười tươi đoàn kết giúp đỡ bạn bè và vâng lời ông bà bố mẹ , cô giáo để mọi người có nhiều cảm xúc vui các con nhé.

* Cô cho trẻ chơi trò chơi kết bạn thể hiện cảm xúc:

 - Hai bạn kết đôi với nhau, quay mặt vào nhau , cầm tay nhau, nhìn vào mặt nhau và làm theo các yêu cầu của cô.

- Trẻ nắm tay nhau thể hiện cảm xúc khi vui.

 + Cho trẻ cười mỉm, cười to, cười reo vui lên.

+ Tại sao bạn cười? Bạn có niềm vui gì kể cho tớ nghe với?

- Trẻ nhìn nhau biểu lộ cảm xác buồn( mếu) ,khóc nhè

+ Tại sao bạn buồn? Nỗi buồn của bạn là gì? Chia sẻ cho tớ biết với?

( cho trẻ chơi 1-2 lần)

b. Trò chơi thể hiện (bày tỏ) và đáp lại cảm xúc.

_ Tổ chức cho các tổ thi đua lên hát đọc thơ trong chủ đề và nhận xét cảm xúc của trẻ.

- Tạo cho trẻ niềm vui khi đọc thơ: ........ Cả lớp hát/ quan sát trẻ thể hiện niềm vui.

- Tạo cho trẻ niềm vui khi hát, múa ...

        - Thể hiện niềm vui khi được cô giáo tặng quà .... cảm ơn cô khi nhận quà.

+ Các con  sẽ đáp lại người đem đến niềm vui cho mình như thế nào?

c. Trò chơi: Cùng vui  cùng chơi mèo và chim sẻ

- Cách chơi: Cả lớp chọn ra một bạn làm mèo, các bạn khác làm chim sẻ đi kiếm ăn, khi lại gần con mèo, con mèo đuổi bắt chim sẻ, các chú chim phải chạy nhanh về nhà để không bị mèo bắt.

- Luật chơi: Mèo chỉ được đuổi bắt những chú chim chưa về nhà. Chú chim nào bị bắt sẽ phải nhảy lò cò.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần. Khen trẻ!

- Sau mỗi lần chơi cô quan sát và hỏi trẻ cảm xúc như thế nào?

3. Kết thúc

Cô và cả lớp hát bài “ Khuôn mặt cười” Vùa hát vừa biểu lộ cảm xúc và chuyển hoạt động khác.

 

Tác giả: Vũ Huyền
Nguồn tin: tin tức
Tin mới nhất
Đọc nhiều nhất
phần mềm tác nghiệp
Bản đồ vị trí
Liên kết website
Thống kê truy cập
Online: 14
Hôm nay: 17
Hôm qua: 77
Tháng này: 1,390
tháng trước: 2,489
Năm học 2023-2024 :

Cổng thông tin Trường Mầm Non Thanh Minh

Phòng Giáo Dục & Đào Tạo TP Vĩnh Yên
Địa chỉ: Phố thạch bàn - Phường Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Tel : 02113.696.848
Email : c0thanhminh.vinhyen@vinhphuc.edu.vn
Website:http://mnthanhminh.vinhphuc.edu.vn

Thiết kế bởi : Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển và CGCN Việt Nam
Địa chỉ : 62 Trần Bình - Phường Mai Dịch - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Tel : 19006038 - (04) 73056038
Email: info@ vietec.com.vn